Tàu con thoi Discovery
Tàu con thoi Discovery

Tàu con thoi Discovery

Tàu con thoi Discovery (tiếng Anh của "khám phá"; mã số: OV-103) là một trong số những tàu con thoi thuộc về Cục Quản trị Hàng không và Không gian Quốc gia Hoa Kỳ (NASA). Cất cánh lần đầu tiên vào năm 1984, Discovery là tàu con thoi thứ ba được đưa vào hoạt động. Tàu Discovery vừa phục vụ nghiên cứu, vừa phục vụ cho việc lắp đặt Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).Tàu được lấy tên từ những con tàu thám hiểm tên Discovery. Đầu tiên là HMS Discovery, một con tàu biển đã đưa thuyền trưởng James Cook trên chuyến đi lớn thứ ba và cũng là cuối cùng của ông ta. Ngoài ra, còn có con tàu Discovery của Henry Hudson, được sử dụng trong năm 1610–1611 để đi tìm Tuyến đường biển Tây Bắc (Northwest Passage), và RRS Discovery, một con tàu được sử dụng bởi ScottShackleton cho những cuộc thám hiểm tới châu Nam Cực năm 1901–1904 (và vẫn còn đang được gìn giữ làm bảo tàng). Tàu con thoi này cũng trùng tên với Discovery One, con tàu trong phim 2001: A Space Odyssey.Discovery là tàu con thoi đã phóng Kính viễn vọng Hubble. Phi vụ sửa chữa lần thứ hai và lần ba của Hubble cũng được thực hiện bởi Discovery. Tàu này cũng đã phóng vệ tinh thám hiểm Ulysses và 3 vệ tinh TDRS. Discovery đã được chọn hai lần trong việc trở lại các chuyến bay lên quỹ đạo, lần thứ nhất là chuyến bay trong năm 1988, sau thảm họa Challenger, và lần thứ hai là vào tháng 7 năm 2005, sau thảm họa Columbia. Discovery cũng đã đưa phi hành gia John Glenn của Chương trình Mercury, 77 tuổi vào lúc đó, trở lại không gian trong STS-95 vào ngày 29 tháng 10 năm 1998, làm ông trở thành người cao tuổi nhất du hành vào không gian.

Tàu con thoi Discovery

Số hiệu OV OV-103
Tổng số phi vụ 39
Khoảng cách đã du hành 148.221.675 dặm (238.539.663 km)[1]
Số lần bay quanh quỹ đạo 5.830[2]
Số vệ tinh đã phóng 31 (bao gồm Hubble Space Telescope)
Nước Hoa Kỳ
số lần nối với Mir 2
Được đặt tên theo RRS Discovery
Hợp đồng đóng 29 tháng 1 năm 1979
Chuyến bay cuối cùng STS-133
24 tháng 2 năm 2011 - 7 tháng 3 năm 2011
Hiện trạng Ngừng hoạt động
Thời gian trong không gian 365 ngày, 5 giờ, 13 phút, 34 giây[1]
Nối với ISS 13
Phi hành đoàn 246
Chuyến bay đầu tiên STS-41-D
30 tháng 8 năm 1984 – 5 tháng 9 năm 1984